So sánh máy hàn điện tử inverter công nghệ IGBT và MOSFET

02-09-2024 triviet

Với các máy hàn điện tử hiện nay, 2 công nghệ chính được sử dụng là công nghệ hàn sử dụng các sò công suất IGBTsò công suất Mosfet. Vậy khi đi mua máy hàn, bạn nên lựa chọn máy hàn nào cho hợp lý, sau đây hãy cùng mình đi phân tích máy hàn điện tử sử dụng 2 công nghệ này nhé !

máy hàn sử dụng sò IGBT

I: Máy hàn sử dụng công nghệ MOSFET  là gì ?

Máy hàn MOSFET đã ra đời từ rất lâu, khoảng năm 1947 và được ứng dụng cho đến tận bây giờ. MOSFET hoạt động dựa trên hiệu ứng từ trường để tạo ra dòng điện, là linh kiện có trở kháng đầu vào lớn thích hợp cho khuếch đại các nguồn tín hiệu yếu.

MOSFET được ứng dụng để đóng cắt mạch với tần số rất cao

sò sử dụng công nghệ mosfet

II: Máy hàn sử dụng công nghệ IGBT là gì ?

Công nghệ hàn IGBT được ra đời sau MOSFET khoảng từ năm 1982, công nghệ này được xem là con lai của MOSFET và Transistor, nó được thừa hưởng bởi thế mạnh tốt nhất của MOSFET và Transistor như cho khả năng đóng ngắt mạch nhanh của MOSFET và có khả năng chịu tải lớn của Transistor.

Hiện nay, máy hàn IGBT được coi là tân tiến nhất và là chiếm ưu thế, nhiều nhất trong tất cả các loại máy hàn hiện nay. Giá máy hàn IGBT cao hơn so với các dòng máy cùng công suất sử dụng công nghệ khác.

sò sử dụng công nghệ IGBT

III: So sánh máy hàn điện tử inverter công nghệ IGBT và MOSFET

Chúng ta hãy cùng nhau đi so sánh sự giống nhau và khác nhau giữa 2 công nghệ hàn này, để các bạn có góc nhìn tổng quan nhé.

Điểm giống nhau giữa công nghệ hàn IGBT và Mosfet:

  • Cả 2 công nghệ này đều sử dụng chung một phương pháp điều khiển bằng điện áp
  • Cả 2 công nghệ đều được trang bị công nghệ inverter giúp tiết nâng cao hiệu suất hàn, tiết kiệm điện năng hơn so với máy hàn cơ
  • Cả 2 công nghệ đều giúp máy trở nên nhỏ gọn hơn so với máy cơ truyền thống, đảm bảo công suất hàn, dễ dàng sử dụng và điều chỉnh thông qua triết áp và nút bấm.

máy hàn sử dụng công nghệ IGBT

Điểm khác nhau giữa công nghệ IGBT máy hàn và MOSFET:

  • Mosfet đáp ứng được tần số cao hơn nhiều so với IGBT
  • Mosfet Khả năng đóng ngắt mạch nhanh hơn IGBT
  • IGBT chịu được điện áp cao hơn rất nhiều so với Mosfet. Ví dụ 1 con Mosfet có thể chịu được điện áp 800V là tối đa, còn IGBT có thể chịu được lên tới 7kV
  • Chịu tải dòng điện của IGBT cao hơn gấp 3 lần so với công nghệ Mosfet.
  • Điện trở của sò IGBT rất thấp, điều này cho thấy nhiệt lượng sinh ra của sò IGBT sẽ thấp hơn rất nhiều so với sò Mosfet (thấp hơn khoảng 8 lần so với Mosfet), nhờ vậy mà sẽ hoạt động bền bỉ hơn.
  • MOSFET thường được sử dụng ở bộ nguồn xung, hay ở những dòng máy hàn tần số cao áp thì Mosfet vẫn được ưu tiên. Nếu sử dụng IGBT cho máy hàn tần số cao sẽ bị sụt áp
  • Công nghệ hàn IGBT thường dùng ở máy hàn ở tần số thấp, chủ yếu dùng trong các mạch biến tần hay các bộ băm xung áp một chiều

máy hàn mig NB 220E sử dụng  sò IGBT

IV: Nên chọn máy hàn công nghệ IGBT hay MOSFET?

Qua những phân tích trên có thể thấy công suất của 1 con sò IGBT lớn hơn gấp 2-3 lần so với Mosfet, nghĩ là một sò IGBT có thể chịu tải bằng 2-3 sò Mosfet. Vì vậy mà tại sao chúng ta thường thấy ở máy hàn công nghệ MOSFET lại có nhiều sò (từ 8 – 16 sò), trong khi máy hàn công nghệ IGBT chỉ cần 4 sò thôi là có thể  đảm bảo được công suất bằng máy hàn Mosfet sử dụng 12 sò.

Tóm lại sò IGBT có tải trọng hàn cao hơn sò mosfet, hiệu suất hoạt động cũng cao hơn. Bên cạnh đó, giá thành của máy hàn sử dụng cộng nghệ IGBT cũng không cao hơn giá thành của máy hàn sử dụng công nghệ Mosfet. Bạn nên phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng để có thể chọn cho mình một chiếc máy hàn hợp lý.

=> Một số mẫu máy hàn sử dụng IGBT đang được sử dụng nhiều nhất hiện nay: ARC-315, ARC-400, TIG/MMA-250, MIG-283, MIG-350, MIG-500.

Tin tức khác

mối hàn laser dùng khí bảo vệ
Máy laser có cần sử dụng dây hàn không?

Hàn laser là phương pháp hàn rất linh hoạt và chính xác, mang lại nhiều lợi thế về tốc độ, độ chính xác và vùng chịu ảnh hưởng nhiệt tối thiểu. Trước khi bàn về vai trò của dây hàn trong hàn laser, trước hết chúng ta hãy tìm hiểu những thông tin cơ bản […]

mối hàn laser trên nhiều vật liệu
Máy hàn laser có thể hàn được những vật liệu nào?

Máy hàn laser fiber cầm tay là một thiết bị đột phá sử dụng nguồn năng lượng laser từ sợi quang. Thực hiện quá trình hàn các vật liệu kim loại như sắt, thép, inox, nhôm, … Đây là công nghệ tiên tiến vượt trội so với các phương pháp hàn kim loại truyền thống. […]

cấu tạo súng hàn laser cầm tay
Cấu tạo và tầm quan trọng của súng hàn laser cầm tay?

Công nghệ laser mang đến độ chính xác, tinh vi và sáng hơn so với hàn TIG hay MIG. Khi hoạt động, đầu súng sẽ phát ra các chùm tia laser chạy qua sợi cáp quang. Chùm tia hội tụ tại một điểm giúp nung chảy vật liệu hàn. Hôm nay hãy cùng Trí Việt […]

khí argon dùng trong laser
Máy hàn laser có dùng khí không và cần phải dùng khí nào ?

Máy hàn laser fiber được coi là công nghệ hàn tiên tiến nhất hiện nay. Với tốc độ hàn nhanh, mối hàn bóng đẹp, dễ dàng thao tác sử dụng đem lại sản phẩm chất lượng cao. Có một câu hỏi mà các bác thợ hàn đang tìm hiểu về máy hàn laser hay thắc […]

bang chi tiet vi tri moi han
Các loại mối hàn phổ biến nhất hiện nay

Mối hàn là gì? Mối hàn là cấu hình của hai bề mặt kim loại được nối với nhau bằng phương pháp hàn, có thể liên quan đến các vật liệu giống nhau hoặc khác nhau, có hoặc không có vật liệu độn. Mối hàn xác định cách hai phôi ghép lại với nhau. Mối […]

nguồn hàn laser max 1000-1500w
Cấu tạo và nguyên lý nguồn laser fiber

Nguồn laser fiber là gì ? Nguồn laser sợi quang hay còn gọi là nguồn laser fiber sử dụng lõi sợi quang pha tạp làm môi trường khuếch đại. Để sợi quang pha tạp hoạt động như môi trường khuếch đại, nhiều diode laser bán dẫn được ghép vào cuộn sợi quang pha tạp. Các […]